Xây dựng mô hình cấu tạo ADN Rosalind Franklin

Tháng 2 năm 1953, Francis CrickJames D. Watson bắt đầu xây dựng mô hình phân tử ADN "B" dựa theo dữ liệu tương tự với những dự liệu của các nhà nghiên cứu ở King's. Phần lớn dữ liệu của họ xuất phát trực tiếp từ nghiên cứu của Wilkins và Franklin. Nghiên cứu của Franklin được hoàn thành vào tháng 2 năm 1953, trước khi bà chuyển đến Birkbeck, và dữ liệu của bà mang ý nghĩa rất quan trọng. Franklin phản đối các mô hình lý thuyết sơ khởi về cấu trúc ADN. Quan điểm của bà là chỉ khi nào biết đủ về cấu trúc thì mới xây dựng được mô hình.[17][22]

Giữa tháng 2 năm 1953, Max Perutz cho Crick xem một bản sao bài báo cáo cho Hội đồng Nghiên cứu Y khoa nhân chuyến thăm vào tháng 12 năm 1952 đến King's, trong đó có rất nhiều tính toán về tinh thể học của Franklin.[23]

Do Franklin quyết định chuyển đến Birkbeck College trong khi Randall kiên quyết rằng mọi nghiên cứu về ADN phải bỏ lại King's nên Gosling đã chuyển cho Wilkins các bản sao những tấm ảnh nhiễu xạ qua tia X của Franklin. Cho đến ngày 28 tháng 2 năm 1953, Watson và Crick cảm thấy họ đã giải quyết được vấn đề, và Crick tuyên bố trong một quán rượu địa phương rằng họ đã "tìm thấy bí mật của sự sống".[24] Tuy nhiên họ biết rằng họ cần phải hoàn thành mô hình trước khi có thể chắc chắn được điều gì.[25]

Watson và Crick hoàn thành mô hình ADN vào ngày 7 tháng 3 năm 1953, một ngày trước khi bộ đôi này nhận được lá thư từ Wilkins cho biết rằng Franklin đã rời đi và rằng giờ họ có thể đặt "tất cả các bàn tay lên cái vòi bơm". Ngày mà bộ đôi hoàn thành mô hình ADN cũng chậm hơn một ngày so với ngày mà hai bản thảo của Franklin được gửi đến Acta Crystallographica. Wilkins đến xem mô hình này vào tuần sau đó, theo tác giả Maddox thì là ngày 12 tháng 3, và đã báo cho Gosling biết về việc trở về King's.[26]

Không rõ mất bao lâu thì Gosling báo cho Franklin ở Birkbeck, tuy nhiên bản thảo (17 tháng 3) về ADN "B" của bà không phản ánh bất kỳ kiến thức nào của mô hình Watson - Crick. Franklin sửa chữa lại bản thảo này trước khi xuất bản nó vào ngày 25 tháng 4 trên tạp chí Nature. Ngày 18 tháng 3, khi nhận được một bản sao bản thảo của Franklin - Gosling, Wilkins viết vào câu sau: "Tôi nghĩ hai người các vị là một cặp lừa đảo già, những các vị cũng có một cái gì đó."

Crick và Watson xuất bản mô hình ADN trên Nature vào ngày 25 tháng 4 năm 1953, mô tả cấu trúc xoắn kép của ADN. Bài viết của cặp đôi này chỉ có một cước chú duy nhất ghi nhận về việc tham khảo "cống hiến 'chưa xuất bản' của Franklin và Wilkin".[27] Theo một thoả thuận giữa giám đốc hai viện nghiên cứu, các bài báo của Franklin và Wilkins được sửa đổi và xuất bản trong cùng số báo Nature nhưng dường như chỉ để hỗ trợ cho lý thuyết của Crick và Watson về cấu tạo ADN "B".[28][29] Tháng 3 năm 1953, Franklin rời King's và chuyển đến Birkbeck College thuộc Đại học Luân Đôn.[30]

Nhiều tuần sau đó, vào ngày 10 tháng 4, Franklin viết thư cho Crick xin phép xem mô hình của họ. Tuy nhiên, bà vẫn giữ nguyên quan điểm phản đối việc xây dựng các mô hình sơ khởi và không ấn tượng với mô hình này. Có nguồn ghi rằng bà đã bình luận rằng "Nó rất đẹp nhưng làm thế nào họ chứng minh được nó đây?" Là một nhà khoa học thực nghiệm, Franklin dường như quan tâm tìm ra nhiều bằng chứng hơn trước khi xuất bản một mô hình. Do vậy, lời hồi đáp của bà đối với mô hình của Crick - Watson là hợp với phương pháp nghiên cứu thận trọng của bà.[31]

Tuy vậy, như trên đã nói, bà không do dự xuất bản các ý tưởng sơ khởi về ADN ở Acta, ngay cả trước khi chúng có thể được chứng minh một cách chắc chắn. Đa số cộng đồng khoa học đều do dự vài năm rồi mới chấp nhận lý thuyết về chuỗi xoắn kép. Lúc đầu đa phần các nhà di truyền học thích mô hình này bởi vì những hàm ý di truyền học rõ ràng của nó.

Cho đến năm 1960 thì mô hình chuỗi xoắn kép ADN mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi hơn. Wilkins và các đồng sự mất khoảng 7 năm để thu thập đủ dữ liệu nhằm chứng minh và chỉnh lý cấu trúc ADN. Bằng chứng thực nghiệm và việc Wilkins là người khởi xướng dùng tinh thể học tia X để nghiên cứu ADN là những lý do khiến Crick cảm thấy rằng nên bổ sung tên Wilkins vào giải Nobel về ADN.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rosalind Franklin http://www.nature.com/nature/dna50/franklingosling... http://www.nature.com/nature/dna50/watsoncrick.pdf http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://mcb.berkeley.edu/courses/mcb61/Photo_Finish... http://adsabs.harvard.edu/abs/1950Natur.165...71F http://adsabs.harvard.edu/abs/1953Natur.171..737W http://adsabs.harvard.edu/abs/1953Natur.171..740F http://adsabs.harvard.edu/abs/1955Natur.175..379F http://adsabs.harvard.edu/abs/1956Natur.177..928F http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?...